Trong những năm gần đây, Yoga đã trở thành bộ môn được nhiều người yêu thích và luyện tập nhờ vào tác dụng tích cực đối với thể chất lẫn tinh thần. Hiện nay, ngoài phương pháp luyện tập Yoga thông thường, thì đã có rất nhiều phương pháp luyện tập mới được sáng tạo ra dựa trên nền tảng Yoga truyền thống. Yoga bay (“Aerial yoga” hoặc “Anti-gravity yoga”) là một trong những sáng tạo đó.
“Yoga bay” hay còn gọi với tên “Yoga không trọng lực” là bộ môn kết hợp những bài tập, tư thế Yoga truyền thống với các kỹ thuật của thể dục dụng cụ, múa, Pilates và diễn xiếc. Khi luyện tập, các bạn sẽ sử dụng chiếc võng lụa được làm bằng loại chất liệu đặc biệt có thể chịu được sức nặng lên đến gần 1000kg khiến cho người tập treo lơ lửng trên không.
Việc sử dụng võng lụa sẽ giúp người tập thực hiện được những tư thế, động tác mà thông thường rất khó hoặc không thể làm được trên mặt sàn chẳng hạn như trồng chuối, xoay người, lộn ngược,… Đồng thời dây lụa cũng là một công cụ hỗ trợ rất tốt trong các động tác giãn cơ, giúp cho bài tập hiệu quả hơn, tập trung và ăn sâu vào cơ thể hơn.
Một lớp Yoga bay có thể bao gồm những bài tập nhẹ nhàng, hồi sức đến những bài tập ép dẻo, bài tập cường độ cao thiên về sức bền tùy theo nhu cầu và khả năng của học viên trong lớp học. Cũng giống như các bộ môn Yoga khác, Yoga bay cũng kết hợp kỹ thuật thở, thiền định, thư giãn cơ thể và tâm trí,… .
Yoga bay được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn và biến thể khác nhau, thế nên rất khó để có để có biết được chính xác nguồn gốc của bộ môn này.
Được biết vào nửa đầu những năm 1900, bậc thầy Yoga B.K.S. Iyengar đã bắt đầu sử dụng những đạo cụ hỗ trợ trong tập luyện và giảng dạy Yoga, một trong số đạo cụ đó được gọi là “Yoga Sling”, giúp treo ngược cơ thể, nhằm giúp các học viên của ông thực hiện các động tác khó như trồng chuối, bắt cầu,…
Năm 1991, cựu vận động viên thể dục dụng cụ Christopher Harrison thành lập liên đoàn AntiGravity, một nhóm biểu diễn bao gồm những vận động viên thể dục dụng cụ do chính ông làm biên đạo và đạo diễn. Chris và AntiGravity đã mang đến những màng trình diễn nhào lộn, bay lượn trên không từ các vở nhạc kịch, phim ảnh cho đến những sự kiện lớn như Olympics và hợp tác cùng các nghệ sĩ tên tuổi như Mariah Carey, Britney Spears, Pink… Từ đó làm nên thương hiệu của chiếc võng lụa.
Trải qua nhiều chấn thương trong thời gian luyện và biểu diễn, Chris nhận ra sự cần thiết của việc kết hợp các kỹ thuật Yoga trong quá trình luyện tập để bảo vệ cho xương, khớp của các nghệ sĩ trong nhóm. Ông thậm chí còn sáng tạo ra một bài khởi động “Yoga trên không” dành cho các nghệ sĩ trước khi biểu diễn. Sau một thời gian phát triển, hệ thống luyện tập “AntiGravity fitness” được ra đời, làm nên thương hiệu cho Yoga không trọng lực (AntiGravity Yoga) vào năm 2007 và được hơn 50 quốc gia áp dụng.
Cùng lúc đó, nhiều người có sức ảnh hưởng cũng đã đóng góp vào việc phát triển cũng như là chia sẻ kiến thức về bộ môn này. Năm 2001, nhà trị liệu vật lý người Mỹ Antonio Cardenas đã phát triển một thiết bị bao gồm võng lụa và các móc treo được gọi là “Yoga Swing” (ngày nay, được gọi là “Omni Gym”). Năm 2003, Kerry Neal đã tạo ra “Gravotonics Yoga Swing & Exercise System” (Hệ thống kết hợp võng treo và bài tập Yoga” ở Bali. Năm 2004, người sáng lập “Yoga Body” Lucas Rockwood đã phát triển “Yoga Trapeze” ở Thái Lan.
Ngoài những lợi ích như bộ môn Yoga truyền thống, Yoga bay còn có những lợi ích nổi bật như:
Khi đứng trên mặt đất, cơ thể chúng ta chịu tác dụng của trọng lực và lực nâng từ mặt sàn, từ đó tạo nên một áp lực không nhỏ lên cột sống của chúng ta. Đối với Yoga bay, nhờ vào sự hỗ trợ của võng, áp lực đặt lên các đốt sống của bạn sẽ giảm đi một cách đáng kể. Việc treo cơ thể trên không còn giúp kéo giãn cột sống, đây là một lợi ích rất lớn cho những người bị đau lưng. Bạn sẽ có thể tập luyện toàn thân mà không thấy khó chịu.
Kiểm soát hơi thở là một khía cạnh quan trọng của Yoga. Yoga bay cho phép bạn hít thở sâu mà không có bất kì hạn chế nào. Trong trạng thái lơ lửng trên không, bạn sẽ có thể hoàn toàn thư giãn toàn bộ cơ thể, giúp bạn thoải mái duy trì nhịp thở trong mọi tư thế. Theo thời gian, bạn thậm chí có thể cải thiện dung tích phổi của mình.
Để duy trì một cơ thể dẻo dai và linh hoạt, bạn phải thường xuyên tập luyện các bài tập giãn cơ chân và tăng biên độ hoạt động của khớp. Trong lớp Yoga bay, với sự hỗ trợ của chiếc võng lụa mềm mại chắc chắn sẽ giúp bạn kéo giãn cơ và gân cốt một cách an toàn. Khi không bị hạn chế bởi mặt sàn, bạn sẽ có thêm không gian để di chuyển và thực hiện các tư thế Yoga mà bạn rất khó hoặc không thể thực hiện trên sàn.
Đừng đánh giá thấp việc giảm căng thẳng bắt nguồn từ việc tham gia các lớp Yoga bay. Nếu bạn vừa trải qua một khoảng thời gian khó khăn hoặc các cơn lo âu, cảm giác bay bổng bồng bềnh trên không sẽ giúp tâm trí bạn thoải mái. Nó cho bạn cơ hội để thiền và tập trung vào những suy nghĩ tích cực (trong khi treo lơ lửng trong không trung).
Ngoài việc giảm căng thẳng, những ưu điểm của việc treo ngược bao gồm tăng khả năng cân bằng, cảm nhận cơ thể và tập trung tốt hơn. Tham khảo chi tiết tại bài viết: “Lợi Ích Của Việc Tập Yoga Bay“. Khi bạn treo ngược trong một khoảng thời gian ngắn, máu sẽ chảy đến não và cung cấp oxy cần thiết cho các hoạt động của não.
Yoga bay không chỉ mang lại sự yên bình và thư giãn. Nó cũng giúp đốt cháy calo thông qua sự kiểm soát cần thiết để duy trì sự cân bằng trên võng lụa. Bị lơ lửng trong không khí đòi hỏi bạn phải siết cơ bụng, lưng, ngực để giữ cho cơ thể ổn định khi bạn thay đổi tư thế theo cách mà một lớp Yoga trên thảm không làm được.
Trên thực tế, một nghiên cứu được thực hiện bởi Hội đồng Tập thể dục Hoa Kỳ cho thấy hiệu quả của Yoga bay không thua kém gì việc tập thể dục nhịp điệu. Với một buổi tập Yoga kéo dài 50 phút, bạn có khả năng đốt cháy 320 calo. Sau sáu tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn sẽ thấp hơn đáng kể.
Yoga bay là một bộ môn vừa mới lạ, thú vị vừa mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể không kém gì các bộ môn thể thao khác. Để tập luyện Yoga bay một cách hiệu quả, bạn cần phải có những dụng cụ cần thiết như võng lụa, móc treo cũng như là một người hướng dẫn tận tâm và có kinh nghiệm.
Hiện nay, SaigonDance là một trong những trung tâm sở hữu đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết, thân thiện với học viên cũng như là đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ tốt nhất cho việc tập luyện bộ môn này.
Nghệ thuật cà kheo là một hình thức biểu diễn truyền thống và là một trò chơi dân gian của nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam, được truyền lại qua nhiều thế hệ và ngày nay vẫn là một phần không thể thiếu trong các sự kiện, lễ hội tại đất nước. Từ […]
Nếu đang tự hỏi bản thân câu hỏi đó, hoặc “nhỏ bạn” mà bạn rủ rê đi học nhảy hiện đại tại SaigonDance đang hỏi câu đó, thì dưới đây là những câu trả lời dành cho bạn. Học nhảy hiện đại thực ra không… vui mà là… rất vui, vì chúng ta có rất nhiều lý do để một […]
Nhảy hiện đại là một trong những môn học được yêu thích nhất tại SaigonDance cũng như rất nhiều các trung tâm dạy nhảy nổi tiếng khác trên khắp thế giới. Ưu điểm của Nhảy hiện đại là nó mang tính đại chúng, dễ tiếp cận với đại đa số người, không có yêu cầu đặc biệt gì về tuổi […]
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THÁNG 1- 2023 TẠI SAIGONDANCE Thời gian: Từ ngày 26/12/2022 đến hết ngày 15/1/2023. Nội dung: Học viên đăng ký học cùng một lúc theo nhóm 7 người được khuyến mãi thêm 1 người học miễn phí, đăng ký theo nhóm 10 người được khuyến mãi thêm 2 người học miễn phí. Quy định […]
Quý học viên thân mến Lời đầu tiên, SaigonDance xin chân thành cảm ơn Quý Học viên đã luôn đồng hành cùng Trung tâm trong thời gian qua, đặc biệt là sau giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đầy biến động. Đến thời điểm hiện tại, dù đã hoạt động trở lại từ ngày 09/10/2021, nhưng sự hồi phục trong các […]
Nếu bạn còn đang chần chừ không dám đăng ký một lớp học Múa cột, hãy cùng “nghía qua” những lý do dưới đây để tiếp thêm cho bản thân động lực & sự tự tin nhé! Tăng cường sức mạnh và hỗ trợ hệ tim mạch Múa cột là một bộ môn giúp bạn đốt cháy calo và xây […]
Bạn nghĩ múa cột là bộ môn chỉ dành cho giới trẻ, cho các cô gái hiện đại, thon thả hoặc có vóc dáng chuẩn không cần chỉnh? Sai lầm nhé! Múa cột (Pole Dance) thực chất lại là bộ môn rất phù hợp cho những người ở độ tuổi 25 -40, giai đoạn cần nhiều năng lượng nhất trong […]
Những người thích học nhảy, yêu nhảy múa và hoạt động trong nghề nhảy múa đều luôn hiểu được một điều quan trọng rằng: việc yêu thương và chăm sóc cho cơ thể mình luôn là một trong những yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công, tỏa sáng và hoàn hảo nhất khi biểu diễn những bài nhảy múa […]
Trống nước là một loại nhạc cụ có sử dụng yếu tố nước để tạo ra hiệu ứng và cộng hưởng âm thanh độc đáo. Trống nước từ xa xưa đã được sử dụng trong các nghi lễ lẫn trong các điệu múa truyền thống của thổ dân da đỏ Châu Mỹ và một số bộ lạc Châu Phi. Trống nước nguyên thủy […]
Làm thế nào để trở thành một vũ công “đỉnh của đỉnh”? Đương nhiên là hãy cố gắng luyện tập chăm chỉ và tham gia thường xuyên các lớp học mà mình đăng ký ở Saigon Dance, rồi sau đó thời gian sẽ giúp bạn trở thành một vũ công “siêu hạng”. Tuy nhiên, một vũ công tốt, một người […]