• tiktok
94-96 Đường số 2 Cư xá Đô thành, P.4, Q.3
Phone: (8428) 38 329 429 | Phone: 0902 322 361
Lầu 4, 143 Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q.1
Phone: 0945 864 466

10 Từ Tiếng Phạn Mà Bất Kỳ Người Tập Yoga Nào Cũng Phải Biết

fall-yoga-header.jpgTrong Yoga có rất nhiều từ tiếng Phạn (hay còn gọi Sanskrit) –  là một cổ ngữ của người Ấn Độ và là ngôn ngữ cổ đại nhất trên thế giới, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều dân tộc khác nhau như: Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia,….

Yoga bắt nguồn từ Ấn Độ từ hàng ngàn năm trước và cho đến ngày nay vẫn được rất nhiều tín đồ Yoga trên thế giới sử dụng tiếng Phạn vào hệ thống học tập – rèn luyện của mình. Dưới đây là danh sách 10 từ tiếng Phạn phổ biến mà bất cứ một tín đồ Yogi/ Yogini nào cũng phải biết. (Yogi dùng để chỉ nam tập Yoga, Yogini là nữ tập Yoga)

1. Yoga

Tuy quá quen thuộc và phổ biến trên thế giới nhưng không nhiều người nhận ra từ “Yoga” – tên gọi của bộ môn tuyệt vời này lại có xuất xứ từ tiếng Phạn.

image8

Trong tiếng Sanskrit, Yoga có nghĩa là sự ràng buộc hoặc gắn kết. Yoga giúp chúng ta kết nối với chính mình, giữa cơ thể, tâm trí và linh hồn. Hơn thế nữa còn kết nối với môi trường xung quanh, và kết nối những tâm hồn thuần khiết với nhau.

2. Asana

image5

Asana là 1 trong 5 thuật ngữ tiếng Phạn quen thuộc nhất đối với các tín đồ Yoga.

Về cơ bản, ta có thể hiểu Asana là tư thế (hoặc động tác) trong Yoga. là những bài tập đặc biệt có hiệu quả cụ thể lên các tuyến nội tiết, các khớp, cơ bắp, dây chằng và dây thần kinh. Bên cạnh đó cũng mang lại sự ảnh hưởng quan trọng đối với tâm trí, giúp cân bằng và ổn định tâm trí lại.

3. Yama

image9

Có ý nghĩa là “kỷ luật”. Yama được xem như phần nền tảng quan trọng nhất của Yoga, là 5 nguyên tắc đạo đức khi đối xử với người khác, nhằm giúp con người đạt được ý thức tích cực trong các quan hệ xã hội. 5 nguyên tắc bao gồm:

  • Ahimsa: không là.m tổn hại tới người khác (bằng tư tưởng, lời nói hay hành động
  • Satya: chân thật, trung thực.
  • Asteya: không trộm cắp, không tham lam, có ý muốn chiếm hữu những gì thuộc về người khác (vật chất/ tinh thần).
  • Brahmacarya: luôn nhìn sự vật/ sự việc một cách toàn diện, mở rộng tâm trí để thấy cái lớn lao và sâu thẳm của vạn vật.
  • Aparigraha: không chạy theo lối sống xa hoa lãng phí.

4. Niyama

image10

Tương tự với Yama nhưng Niyama là phần mở rộng hơn, là những nguyên tắc đạo lý của chính bản thân mình, luyện tập để hướng tới nội tại bên trong, giúp ích cho việc ngồi thiền định sâu hơn. Niyama gồm 5 đạo lý:

  • Shaucha:  gìn giữ sự trong sạch về thể chất và tinh thần của bản thân, môi trường sống. Loại bỏ những điều có hại cho tâm trí bằng các cách theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện các tư thế Asana, sống vị tha, nhân ái,…
  • Samtosa: sự mãn nguyện, biết hài lòng với những gì mình đang có, giữ sự cân bằng về tâm trí.
  • Tapas: bào gồm hàm ý giúp đỡ người khác và ý thức bảo vệ môi trường.
  • Svadhyaya; trau dồi kiến thức
  • Pranidhana: sự tận tụy, cống hiến, không mong đợi gặt hái được những thành quả từ việc tu tập

5. Dharma

image1

Từ Dharma đề cập đến một trật tự vũ trụ hoặc nghĩa vụ cá nhân, là nhiệm vụ xã hội của chúng ta, vai trò của chúng ta trong một cộng đồng lớn.

6. Karma

image7

Được sử dụng để mô tả cách một hành động/ sự việc trong quá khứ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta hiện nay hoặc trong tương lai. Karma có ý nghĩa như nhân quả/ nghiệp/ hay quả báo, hàm ý mọi người nếu sống tốt sẽ nhận được một tương lai hạnh phúc tốt đẹp, còn nếu có những hành vi/ tư tưởng xấu thì sau này sẽ nhận lại những điều tồi tệ trong tương lai.

7. Pranayama

image3

Là một bài tập/ phương pháp rèn luyện và kiểm soát hơi thở bằng các kỹ thuật hít vào, giữ lại và thở ra một cách có ý thức, tạo ra kết quả và mục đích cụ thể.

Luyện tập Pranayama là một bài tập phức tạp và có thể nguy hiểm nếu không được chỉ dạy và hướng dẫn bởi một người thầy có khả năng.

8.  Mantra

image2

Mantra có ý nghĩa là “thần chú”, là những từ hoặc âm thanh lặp đi lặp lại được sử dụng để ổn định tâm trí, thực hành hoặc truyền cảm hứng cho những người tập Yoga. Thấn chú có thể là tiếng Phạn hoặc bất kỳ từ hoặc cụm từ nào có ý nghĩa, nhắc nhở chính mình thực hiện mục đích đã đề ra.

9. Namaste

image6

Namaste thường được nói vào cuối mỗi lớp học yoga để kết thúc buổi học, là một thuật ngữ được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng đối với giáo viên của bạn, các học viên cùng lớp, và bản thân bạn

Namaste dịch ra có ý nghĩa là: Những ánh sáng thần linh trong tôi cúi chào ánh sáng thần linh bên trong bạn.

10. Samadhi

image4

Là trạng thái nhập định/ phúc lạc, là bước cuối cùng của 8 bước Yoga . Samadhi được coi là mục tiêu của Yoga, là trạng thái thiền mà tất cả các Yogi/ Yogini đều muốn hướng tới: là sự kết hợp hoàn toàn của bản thân và vũ trụ, các giác quan cơ thể đều trong trạng thiếp đi nhưng tâm trí thì hoàn toàn thức tỉnh và nhận thức được mọi thứ xung quanh.

42373615_10156924452741019_2720745993992667136_o

Với sự phát triển từ hàng ngàn năm qua, Yoga là một bộ môn có khối lượng kiến thức rất rộng lớn và trải dài trên nhiều lĩnh vực. Ngoài 10 từ tiếng Phạn thông dụng nêu trên, còn rất nhiều những từ ngữ khác và  vô vàn các kiến thức/ bài tập thực hành khác nhau mà bạn phải thường xuyên tìm kiếm, học tập và trao đổi với giáo viên/ bạn học của mình.

Trung tâm SaigonDance hiện nay là một điểm đến quen thuộc của những bạn yêu thích tập luyện Yoga và các bộ môn nhảy múa trong Tp. Hồ Chí Minh, để được tư vấn các lớp học phù hợp, bạn tham khảo thông tin dưới đây hoặc liên hệ trực tiếp cho SaigonDance.

→ Lịch học: https://www.saigondance.vn/lich-hoc/yoga-6
→ Học phí: https://www.saigondance.vn/hoc-phi/hoc-phi-cac-mon-hoc

Trung tâm SaigonDance

  • CN 1: 94-96 Đường số 2, Khu Cư Xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, HCM

       Hotline: 38 329 429 – 090 2322 361

  • CN 2: 85 Phạm Huy Thông, Phường 17, Quận Gò Vấp, HCM

       Hotline: 38 3636 5202 –  0902 992 361

Nguồn: prospectheightsyoga, wiki, google

Nếu bạn thích hãy share nó!

Sự kiện sắp diễn ra