• tiktok
94-96 Đường số 2 Cư xá Đô thành, P.4, Q.3
Phone: (8428) 38 329 429 | Phone: 0902 322 361
Lầu 4, 143 Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q.1
Phone: 0945 864 466

NHẢY HIỆN ĐẠI – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Trước khi được Micheal Jackson phổ biến rộng rãi và làm nên cơn sốt trên toàn cầu như hiện nay, bạn có bao giờ từng thắc mắc về quá trình hình thành, lịch sử của bộ môn Nhảy hiện đại?

NHẢY HIỆN ĐẠI - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 7

Ông hoàng Micheak Jackson đã mê hoặc thế giới với những bước nhảy điêu luyện và âm nhạc cuốn hút.

Lịch sử Nhảy hiện đại có thể tạm chia thành 3 giai đoạn chính:

1/  Giai đoạn 1:  Những năm đầu thế kỉ 20

Trước khi Nhảy hiện đại ra đời, các sân khấu thời bấy giờ được xem là bị thống trị bởi bộ môn  Ballet (Múa Ba-le). Để thoát ra khỏi sự nghiêm khắc của truyền thống và sự độc tài nghệ thuật của tầng lớp quý tộc đương thời, vũ công Isadora Duncan – người sáng chế ra bộ môn Nhảy hiện đại đã tự nổi loạn bằng cách đứng giữa đám đông  nhảy chân trần, xõa tóc và chỉ mặc một bộ đồ vải cực kỳ đơn giản, không những cái nhún chân điệu đà của Ballet, bà chỉ đơn giảm cảm thụ âm nhạc bằng cách thả lỏng tay chân và để cơ thể tự trôi theo dòng cảm xúc, hơi thở của bà.

NHẢY HIỆN ĐẠI - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 8

Chân dung bà Isadora Duncan: người phát minh ra điệu nhảy hiện đại.

Một trích đoạn biểu diễn của bà.

2/ Giai đoạn 2: Những năm 1930

Làn sóng mãnh mẽ thứ 2 của môn Nhảy hiện đại được xuất hiện ở New York, với những vũ công tiêu biểu như Martha Graham, Doris Humphrey và Charles Weidman,… Họ đã từ chối những quy tắc chuyển động cứng nhắc từ nhảy múa truyền thống và chuyển sang tự trải nghiệm, tự cảm thụ những hành động tự nhiên hàng ngày như hít thở và đi bộ,… từ đó biến đổi chúng thành những điệu nhảy múa cho riêng mình.

Doris Humphrey, một vũ công mang tính biểu tượng của thời kỳ này đã phát triển một kỹ thuật nhảy được gọi là ”fall and recovery”  được lấy cảm hứng từ những bước chuyển động, những việc xảy ra thường ngày và cách con người ta phản ứng lại.

NHẢY HIỆN ĐẠI - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 9

Phong cách nhảy của bà đại diện cho những tầng lớp phải đấu tranh và chịu áp lực lớn từ xã hội, thể hiện sự cam chịu, nhẫn nhục và vươn lên phục hồi của họ.

Một vũ công tiêu biểu khác là Martha Graham, vào cuối những năm 1930, bà cùng một nhà điêu khắc người Mỹ gốc Nhật khác là Isamu Noguch đã cùng nhau tạo nên “ngôn ngữ tường thuật”  vừa có tính huyền thoại, vừa có chút tâm linh. Bà Graham thường nhảy múa với vai trò là nhân vật nữ chính đang đối diện với những khoảnh khắc khủng hoảng của bản thân, trong khi đó các vũ công khác sẽ đóng vai những khía cạnh khác của nữ chính trong cuộc khủng hoảng ấy.

Những kỹ thuật trong mà bà Martha Graham phát triển vào cuối những năm 1930.

Một trong những tác phẩm kinh điển của Martha Graham.

Trong những năm 1930, các biên đạo múa đã xác định rằng nhảy hiện đại và múa Ballet là 2 bộ môn khiêu vũ hoàn toàn đối nghịch nhau. Nhảy hiện đại được xây dựng như một môn nhảy múa có thể tự lấy cảm hứng từ chính bản thân, từ cuộc sống thường ngày, sự sáng tạo là vô biên và có thể phát triển từ bất cứ đâu, còn Ballet thì có những tiêu chuẩn của riêng nó, vũ công buộc phải bám chặt vào các nguyên tắc và yếu tố truyền thống.

3/ Giai đoạn 3: Phát triển mạnh sau chiến tranh

Trong thời kỳ biến động xã hội của những năm 1960, các vũ công người Mỹ đã tạo ra được nhiều tác phẩm ấn tượng, vượt xa khỏi những giới hạn chuẩn mực của định nghĩa khiêu vũ thời bấy giờ.

Nhảy hiện đại vào giữa những năm 1980  không còn quan tâm đến các kỹ thuật truyền thống mà phần nhiều dựa vào các yếu tố sân khấu, các câu chuyện văn học và thiết bị/ dụng cụ làm phim ảnh.

Một số vũ công đáng chú ý của thời này có thể kể đến như là:

NHẢY HIỆN ĐẠI - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 10

Merce Cunningham: người đã hợp nhất các kỹ thuật của bà Graham và múa Ballet, định vị lại các phương pháp chuyển động bắt nguồn từ cột sống.

NHẢY HIỆN ĐẠI - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 11

Pina Bausch: biên đạo múa người Đức, người đã thực hiện 1 trong những  tác phẩm truyền thông kinh điển: “The Seven Deadly Sins”

Sankai Juku – một nhóm vũ công người Nhật Bản cũng đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của truyền thông trong việc kết hợp giữa nhảy hiện đại và cổ điển. Trong một sự kiện ngoài trời, nhóm đã gây ấn tượng cực mạnh bởi việc treo ngược các vũ công từ trên cao rồi từ từ hạ xuống làm lộ thân thể gần như trần truồng của họ. Phong cách của nhóm luôn là giảm thiểu tối đa các vũ đạo, sự chuyển động, và chi phí vận hành, tập trung thể hiện cảm xúc một cách nguyên thủy và thô sơ nhất tới người xem.

Và tất nhiên không thể không kể đến Ông hoàng nhạc Pop Micheal Jackson. Với hơn 400 triệu album được tiêu thụ trên toàn thế giới, 13 giải Grammy và hàng loạt kỷ lục Guinness, không thể không nói rằng chính Micheal Jackson là người đã  giúp nghệ thuật khiêu vũ, giúp bộ môn Nhảy hiện đại tiến xa được hơn tới đại chúng, thu hút thêm hàng triệu người hâm mộ bởi những kỹ thuật vừa điêu luyện vừa bắt mắt của mình.

Điệu nhảy Moonwalk kinh điển của ông.

Trẻ em và thanh thiếu niên trên khắp thế giới yêu thích và bắt chước theo.

Nhảy hiện đại đã được tồn tại và phát triển hơn 100 năm, trải qua rất nhiều thay đổi cũng như sự đóng góp to lớn từ tất cả các vũ công từ khắp thế giới mới ra được sự đa dạng, thu hút như ngày hôm nay. Thật sự rất khó có thể định nghĩa về nhảy hiện đại, vì không như Ballet, nhảy hiện đại là sự tích hợp, là sự đổi mới ngày qua ngày của hàng trăm, hàng ngàn các kỹ thuật khác nhau từ các phong cách khác nhau. Cứ trải qua một thế hệ, chúng ta sẽ lại có thêm một nhận định mới về bộ môn Nhảy hiện đại này.

Để biết được các trào lưu nhảy hiện đại hot nhất năm nay, đừng chần chừ liên hệ ngay với Trung tâm SaigonDance để đăng ký lịch học và trải nghiệm ngay nhé.

Cho những bạn nào vẫn đang tìm kiếm chỗ tập nhảy trong Sài Gòn, Trung tâm SaigonDance từ lâu đã được biết đến như một trong những trung tâm đào tạo nhảy múa uy tín và chất lượng nhất hiện nay tại Tp.HCM. Với 10 năm kinh nghiệm và gần 20 bộ môn nhảy múa đang được giảng dạy, khai giảng  liên tục, SaigonDance luôn là điểm đến yêu thích cho những ai muốn khám phá bản thân qua những điệu nhảy.

Xem chi tiết các môn học và lịch khai giảng tại đây:
https://www.saigondance.vn/lich-hoc

Trung tâm SaigonDance

  • Chi nhánh 1: 94-96 Đường số 2, Khu Cư Xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, HCM

Hotline: 38 329 429 – 090 2322 361

  • Chi nhánh 2: 85 Phạm Huy Thông, Phường 17, Quận Gò Vấp, HCM

Hotline: 38 3636 5202

Bài viết có sử dụng tài liệu từ nguồn: dancedirectory.co, study.com, google, youtube,…

By Lania Duong

Nếu bạn thích hãy share nó!

Sự kiện sắp diễn ra