• tiktok
94-96 Đường số 2 Cư xá Đô thành, P.4, Q.3
Phone: (8428) 38 329 429 | Phone: 0902 322 361
Lầu 4, 143 Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q.1
Phone: 0945 864 466

Lịch sử hình thành môn múa cột (Pole dance)

Khởi nguồn là một môn thể thao riêng biệt dành cho nam giới cho tới khi trở thành môn múa được biết đến như là môn dành riêng cho nữ giới, Múa cột ngày nay trở thành một trong những xu hướng thể thao giải trí lớn nhất, sử dụng nhiều kĩ thuật truyền thống giao thoa với những ảnh hưởng văn hóa của Phương Tây.

Múa cột ngày nay được luyện tập và biểu diễn bởi những người rất bình thường, già trẻ, lớn bé, bởi những người tập gym cho đến những vận động viên chuyên nghiệp… và trở thành một môn chơi thể hình rất phổ biến tại các trung tâm luyện tập thể chất và biểu diễn.

Hãy cùng nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của Múa cột

Nhìn vào biểu đồ do polepositionsblog cung cấp, chúng ta có thể thấy sự phát triển của Múa cột khá dễ hiểu và dễ nhớ

 Lực sĩ cột Ấn Độ

Được cho là xuất hiện cách đây khoảng 800 năm, người Ấn Độ thi đấu một môn thể thao có tên gọi là Mallakhamb trên một các cột gỗ đứng hoặc là dây thừng. Malla nghĩa là lực sĩ và Khamb là cột. Mục đích cuộc thi Mallakhamb là để tìm ra lực sĩ khỏe mạnh và có nhiều kĩ năng nhất. Hay đơn giản Mallakhamb được hiểu là một môn thể hình của người Ấn Độ

Để chơi Mallakhamb, người Ấn Độ sử dụng  một chiếc cột gỗ với phần đế khoảng 55cm và phần đầu trên thon nhỏ hơn, khoảng 35cm. Thỉnh thoảng, để tránh ma sát và tăng độ khó cho người thi đấu, người ta còn bôi dầu lên cột.

Lịch sử hình thành môn múa cột (Pole dance) 4

Người thi đấu sẽ mặc rất ít vải và không đi giày nhằm tạo điều kiện tối đa cho da bám chặt được vào cột. Họ là những chuyên gia lật người đổi thế đặc biệt, thường bắt đầu bài thi bằng cách chạy thẳng lên cột và lật người trên đỉnh cột, hay giữ tư thế nằm ngang trên không, tay bám chặt vào cột và xé rộng chân trên không trung. Mallakhamb sử dụng rất nhiều sự dẻo dai và động tác của Yoga. Chuỗi các động tác này này rất cần nhiều sự chính xác  và nhanh nhẹn

Mallakhamb đầu tiên được giới thiệu như là một môn tập bổ sung cho các lực sĩ, để phát triển và duy trì khả năng tập trung, tốc độ và sự linh hoạt, sức khỏe và sự chịu đựng. Trong thể hình, môn tập giúp giảm tỷ lệ mỡ và tăng tỷ lệ cơ

Mallakhamb solo:

Ngày nay, 29 bang ở Ấn độ đều tổ chức thi đấu 3 hình thức Mallakhamb: Cột treo, dây thừng và cột cố định. Trước đây,Mallakhamb chỉ dành riêng cho nam giới trong đó phụ nữ không được phép tham gia nhưng ngày nay người ta đã thấy phụ nữ bắt đầu tham gia vào môn này, thường là Mallakhamb dây . Thông thường, một buổi biểu diễn Mallakhamb người chơi có thể trình diễn 1 mình hoặc theo nhóm. Một nhóm bao gồm các người chơi từ 12 trở lên sẽ nhảy từ cột này tới cột khác, theo cách nhào lộn hiện đại thường thấy

Mallakhamb cố định:

Mallkhamb dây:

Mallkhamb treo:

Múa Cột Trung Hoa

Người ta cho rằng Cột Trung Hoa xuất hiện từ những năm 1100s bởi những người biểu diễn xiếc biểu diễn xung quanh chiếc cột , thường là 2 cột. Những chiếc cột thời đó thường được cao khoảng 3 m và ngày nay những chiếc cột có thể cao tới 9m, có chiều rộng khoảng 5-8cm. Cột thường được bao bọc bởi một lớp cao su, nhưng không phải lúc nào cũng được bọc để hạn chế gây nên các vết bỏng ma sát cho người chơi.

Khác biệt so với Mallakhamb, người chơi thường mặc trang phục kín mít để tránh ma sát giữa da và cao su khi họ leo lên, trượt xuống, giãn và giữ các tư thế, trước khi lật người hay nhảy khỏi cột, thậm chí là từ cột này sang cột khác . Dù mặc quần áo kín, người biểu diễn vẫn có thể bị nhận diện bởi những vết cháy do ma sát thường xuất viện trên vai đầy một cách đầy ngưỡng mộ.

Mặc dù không được mượt mà như Múa cột ngày nay, vẫn có rất nhiều “chiêu trò” mà Múa cột ngày nay thừa hưởng từ Cột Trung Hoa như thế lá cờ – Treo ngang cơ thể 90 độ so với cột mà không sử dụng bất kì thế bám nào ngoài lực tay. Đó là lý do, một lần nữa, Cột Trung Hoa là môn chơi không dành cho phụ nữ và đòi hỏi một lực khủng khiếp trên cột. Bên canh thế lá cờ nổi tiếng, người chơi trèo lên xuống dọc theo cột, thỉnh thoảng sử dụng gan bàn chân.

Múa cột trung hoa ngày nay là môn chơi phổ thông thường được biểu diễn ít nhất là hai người trở lên.

Múa Cột Châu Phi

Rất ít thông tin nói rằng Múa cột ngày nay có mối liên hệ với múa cột Châu phi nhưng người viết bài này tin chắc rằng có mối liên hệ giữa chúng.

Múa Cột Phương Tây

Múa cột ở Mỹ có nguồn gốc từ một nhóm biểu diễn có tên“Ai Cập nhỏ bé”, xuất hiện năm 1893 trong một hội chợ thế giới tổ chức ở Chicago, được đặt bởi một cái tên rất gợi cảm “Kouta Kouta” hay còn gọi là “Hoochie Coochie”, biểu diễn bởi những cô gái Ghawazi – đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của họ tại Mỹ. Những cô gái này sẽ mặc những chiếc váy ngắn đính rất nhiều đồ trang trí xung quanh, có âm thanh vui tai và nhảy múa những điệu múa hông bụng gợi cảm.

Một yếu tố nữa ảnh hưởng tới điệu múa cột ngày nay là Exotic dance. Điệu múa này thường được kết hợp phổ biến với múa cột hình thể ngày nay, có thể được giải thích bởi câu chuyện thần thoại cổ xưa. Exotic (Strip tease – Điệu nhảy gợi dục) được biết đến như một thần thoại thời Sumerian cổ xưa, khi mà nữ thần tình yêu, Inanna, được cho là phải nhảy múa và gỡ bỏ từng phần trang phục hoặc trang sức tại mỗi cửa của bảy chiếc cửa mà nàng đi qua để tìm kiếm người tình của nàng Damouz. Exotic còn được cho là bị ảnh hưởng nhiều năm qua từ thời Paris, trong các show diễn của Moulin Rouge, Điệu nhảy Trung Đông (Hoochie Coochie) cũng như được ngẫu hứng từ các điệu nhảy như Rumba hay Tango.

Khoảng những năm 1920 thì Múa cột mới thực sự bước vào thế giới phương tây. Những gánh xiếc nhào lộn du mục thường đặt một cái cột dọc hoặc cột trụ, lên nền nhà và biểu diễn các trận đấu như những trận Mallkhamb ở Ấn Độ. Những thủ thuật xiếc này bao gồm những kĩ thuật nhào lộn và lên cột, tạo hình trên cột bằng các tư thế khác nhau, trèo lên trượt xuống…. Múa cột thời điểm này di chuyển từ lều vào bar, và kết hợp với burlesque dance. Từ những năm 1980s, múa cột kết hợp các kĩ thuật thể hình như trèo, xoay, chuyển đổi cơ thể với các chuỗi động tác striptease, xuất hiện ban đầu ở Canada và sau đó là ở Mỹ. Các cô gái khi biểu diễn điệu múa này, sẽ ăn mặc kiệm vài và đứng đối diện cây cột, mô phỏng các động tác tình dục với người nam với cây cột thường được đặt ngay giữa lều/quán bar.

Điệu múa cột sớm nhất được ghi nhận ở Mỹ là ở Oregon năm 1968, biểu diễn bởi Belle Jangles ở Mugwumps . HIệu ứng nhanh chóng lan truyền sang quận đèn đỏ của Vancouver, nơi múa cột rất phổ biến trong nhiều hộp đêm. Những phụ nữ mặc những bộ trang phục theo các chủ đề khác nhau, sửa dụng các chuỗi động tác và âm nhạc nhảy múa một cách khiêu khích

Những buổi biểu diễn này nhanh chóng lan trở lại Mỹ trong các hộp đêm dành cho đàn ông và các câu lạc bộ strip ở mọi nơi và bỏ qua phần chủ đề âm nhạc nhưng vẫn giữ được sự quyến rũ, những trang phụ kiệm vải và chiếc cột

Năm 1990s, Fawnia Mondey, một phụ nữ người Canada, không chỉ thi đấu mà còn bắt đầu dạy Múa cột, đã chú tâm nghiên cứu làm thế nào để kết hợp các động tác thể thao và các động tác gợi cảm với nhau, làm nên điệu múa cột thường thấy ngày nay. Cô thậm chí còn xuất bản video dạy múa cột thể hình. Từ đó, các lớp tập múa cột trở nên phổ biến dưới dạng các lớp tập hoặc thi đấu, ở cả phương diện gợi dục, không gợi dục và thể hình

Phỏng vấn Fawnia Mondey tại buổi trình diễn múa cột Expo của cô:

Múa cột năm 1990:

Sau đó, Sheila Kelly – người thường được biết đến qua cuộc thi S-factor, đã tiếp bước làn sóng bằng cách mở hàng loạt studio ở Mỹ sau khi chị dạy nhảy cho một cảnh quay exotic dance trong một bộ phim ra mắt vào năm 2000

Mặc dù rất nhiều người đang cố gắng làm cho múa cột chỉ đơn thuần là giữ dáng – bằng cách thêm vào những động tác đơn thuần là thể dục hoặc uốn dro, nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận nguồn gốc ra đời của múa cột. Có rất nhiều cách để giữ dáng, nên nếu bạn thấy phiền vì nguồn gốc gợi dục của pole dance, thì chúng tôi khuyên bạn nên tìm một môn thể dục giữ dáng khác thay thế Múa cột

Múa Cột (Pole dance) Ngày Nay

Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á nhanh chóng nối tiếp với phong trào tập luyện múa cột và múa cột thể hình, các phòng tập, trung tâm, các cuộc thi và các chiến dịch luyện tập khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, múa cột ngày nay là sự kết nối của rất nhiều kĩ thuật từ thời xa xưa cách đây nhiều thế kỉ và phát triển cho tới ngày nay với nền tảng dựa vào kĩ thuật nhảy múa và kĩ năng thể dục. Sự kết hợp của các kỹ năng tinh xảo của người Trung Quốc, kỹ năng nhào lộn đầy sức sống của người Ấn Độ và các kỹ năng nhảy múa quyến rũ và gợi cảm của thế giới phương Tây, là những gì tạo nên điệu múa cột như chúng ta biết ngày nay.

Múa Cột Ở Olympic

Lịch sử hình thành môn múa cột (Pole dance) 5

Nỗ lực đầu tiên để đưa Múa cột vào Olympics được ghi nhận là của K.T.Coates. Bà Ania Prezeplasko, người sáng lập IPDFA đã hết sức ủng hộ ý tưởng này và trong nhiều cuộc phỏng vấn, bà đã nhấn mạnh việc đưa Múa cột vào Olympics như một môn thể thao. Nỗ lực suốt 11 năm qua của Coates đã được đền đáp vào tháng 10 vừa qua khi Olypmics chính thức công nhận Múa cột là một môn thể thao được thi đấu trong các kì Olympics sắp tới.

Múa Cột Ở Việt Nam

Múa cột lần đầu tiên tới Việt Nam vào năm 2010 bởi Trung tâm California Fitness Center (chủ yếu dạy Fitness) và SaigonBellydance (Đã đổi tên thành SaigonDance ngày nay – tập trung vào cả múa cột nghệ thuật và múa cột thể dục). Năm 2016, SaigonDance là nhà tổ chức đầu tiên tại Việt Nam đứng ra tổ chức thành công buổi biểu diễn múa cột dành cho người yêu múa cột.

Saigondance rất vinh dự khi là một trong những trung tâm đầu tiên tại Việt Nam đưa múa cột vào giảng dạy. Hiện tại, saigondance đã đào tạo gần 400 khóa múa cột, với hơn 3.000 học viên đã tham gia môn thể thao đòi hỏi nhiều sức bền này, đây cũng là một trong những điều chúng tôi vô cùng tự hào.

Lịch sử hình thành múa cột (pole dance) 4
SaigonDance – Địa chỉ dạy múa cột uy tín tại Việt Nam

Ngoài ra, trong năm 2016, Saigondance đã tổ chức thành công một buổi pole dance party với quy mô hơn 300 khách tham dự, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có một sân chơi chính thức dành cho các bạn diễn viên múa cột chuyên nghiệp và không chuyên. Để có thể vận động được giấy phép cho chương trình, Saigondance đã bỏ rất nhiều tâm huyết vì tại thời gian đó, pole dance vẫn chưa được công nhận là một bộ môn thể thao chính thức, việc trình diễn chỉ được tiến hành trong nội bộ, không được quảng bá rầm rộ.

Đây là những chia sẻ về lịch sử múa cột mà Ad tìm hiểu được, rất hy vọng nhận được sự quan tâm và chia sẻ của các bạn, để biết đâu đấy, một ngày nào đó chúng ta có đội tuyển múa cột Việt Nam tham dự Olympic, tại sao lại không cùng nhau ước mơ nhỉ 😀

P/S: Hiện tại Saigondance đang tiếp tục đào tạo múa cột tại 2 trung tâm

  • CS1: 94-96 đường số 2 cư xá đô thành, phường 4, quậ 3
  • CS2: 85 Phạm Huy Thông, Gò Vấp

Học phí là 900k/ khóa 8 buổi, đăng kí trước 5 ngày được khuyến mãi 50k, các bạn có thể tham khảo lịch học tại:https://www.saigondance.vn/lich-hoc

Những câu hỏi về lịch sử bộ môn múa cột (Pole Dance)

Nguồn gốc của múa cột bắt đầu từ đâu?

Múa cột có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, nơi nó được gọi là Mallakhamb. Môn thể thao truyền thống này bao gồm các động tác thể dục dụng cụ trên một cột gỗ, nhằm rèn luyện sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng tập trung.

Múa cột phát triển như thế nào ở phương Tây?

Múa cột du nhập vào phương Tây vào những năm 1920 thông qua các buổi biểu diễn xiếc. Các nghệ sĩ xiếc sử dụng cột như một dụng cụ để trình diễn những màn treo người, xoay người ấn tượng. Dần dần, múa cột trở thành một hình thức nghệ thuật độc lập.

Khi nào múa cột trở nên phổ biến như một môn thể dục thẩm mỹ?

Vào những năm 1990 và 2000, múa cột bắt đầu được giới thiệu như một bài tập thể dục kết hợp vũ đạo và thể dục dụng cụ. Các lớp học múa cột mọc lên khắp nơi, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia để cải thiện vóc dáng, sức khỏe.

Múa cột có những phong cách chính nào?

Múa cột bao gồm nhiều phong cách đa dạng như: múa cột thể thao tập trung vào sức mạnh và độ khó, múa cột nghệ thuật chú trọng vào vũ đạo và thẩm mỹ, múa cột kết hợp các yếu tố nhào lộn, yoga, khiêu vũ.

Những cuộc thi múa cột quốc tế nổi tiếng nào?

Một số cuộc thi múa cột uy tín trên thế giới gồm có Pole World Cup (tổ chức từ 2009), Pole Art (từ 2011), Pole Theatre (từ 2013)… quy tụ các vận động viên hàng đầu từ khắp nơi tranh tài.

Múa cột có lợi ích gì về mặt thể chất?

Tập luyện múa cột giúp tăng cường sức mạnh toàn thân, đặc biệt là sức bền của cơ tay, vai, bụng, lưng, đùi. Các động tác kéo, nâng cơ thể trên cột giúp đốt cháy calo, giảm mỡ hiệu quả. Bên cạnh đó, múa cột còn cải thiện độ dẻo dai, sự linh hoạt của cơ thể.

Múa cột đòi hỏi những kỹ năng nào?

Để thực hiện tốt các động tác múa cột, người tập cần có sức mạnh tay, chân, cơ bụng, sự dẻo dai, khéo léo. Khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa chuyển động và nhạc điệu cũng rất quan trọng. Ngoài ra, lòng can đảm, sự tự tin là yếu tố cần thiết khi biểu diễn.

Múa cột có phù hợp với nam giới không?

Tuy múa cột thường được coi là môn thể thao dành cho nữ giới, nhưng ngày càng có nhiều nam giới tham gia tập luyện và thi đấu. Múa cột giúp nam giới rèn luyện cơ bắp, sự dẻo dai, đồng thời thể hiện cá tính mạnh mẽ qua phong cách biểu diễn.

Những rủi ro chấn thương thường gặp khi tập múa cột?

Các chấn thương phổ biến trong tập luyện múa cột bao gồm bong gân, rách cơ, trầy xước da, bầm tím. Nguy cơ nghiêm trọng hơn là gãy xương, chấn thương đầu, cổ nếu thực hiện sai kỹ thuật hoặc thiếu an toàn. Cần có sự hướng dẫn của huấn luyện viên và tuân thủ quy tắc an toàn.

Tương lai phát triển của múa cột sẽ như thế nào?

Múa cột đang ngày càng phổ biến và được công nhận như một môn thể thao chuyên nghiệp. Nhiều nỗ lực đang được thực hiện để đưa múa cột trở thành bộ môn thi đấu tại Olympic. Trong tương lai, múa cột hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển với nhiều phong cách mới lạ, thu hút đông đảo người tập luyện trên toàn thế giới.

Nếu bạn thích hãy share nó!

Sự kiện sắp diễn ra